Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Hy Lạp rời Eurozone: Không đến mức "thảm hoạ"
Ngày 16/2 là thời khắc cuối quyết định 'vận mệnh' gói cứu trợ của Hy Lạp. Nếu không được, Hy Lạp sẽ vỡ nợ và hầu như chắc chắn rời khỏi Eurozone.

 


Tuy nhiên, có vẻ người dân Hy Lạp sẵn sàng chấp nhận điều này nhằm dỡ bỏ các chính sách 'thắt lưng buộc bụng' mà họ phải gánh chịu trong những năm qua để có được các khoản cứu trợ của EU.

 

Tối 11/2, khoảng 15.000 người dân ở thủ đô Athens đã tham gia cuộc tuần hành bày tỏ sự ủng hộ đối với chủ trương của chính phủ mới trong việc dỡ bỏ các chính sách khắc khổ của nước này. Những cuộc biểu tình nhỏ khác cũng diễn ra tại Brussels và bên ngoài Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ở Frankfurt và London.

 

Những người biểu tình bên ngoài tại Athens giương cao biểu ngữ “Phá sản nhưng tự do” và “Chấm dứt chính sách khắc khổ”.

 

Những người tham gia tuần hành lần này cho rằng những nỗ lực của chính phủ cánh tả hiện nay là vì lợi ích của người dân, đồng thời bảo đảm cho Hy Lạp "có tiếng nói bình đẳng" trong EU.

 


Người dân Hy Lạp biểu tình ủng hộ từ bỏ chính sách thắt lưng buộc bụng

 

Chính phủ cánh tả cấp tiến mới ở Hy Lạp do ông Alexis Tsipras đứng đầu đang muốn tăng mức lương tối thiểu, hủy bỏ thuế bất động sản, đảo ngược các cải cách chính mà "Bộ ba" chủ nợ quốc tế (gồm Ủy ban châu Âu- EC, ECB và Quỹ Tiền tệ quốc tế- IMF) đưa ra nhằm giảm thiểu áp lực từ những chính sách tài chính khắc khổ. 

 

Athens cũng yêu cầu các đối tác châu Âu đàm phán để tái cơ cấu "núi nợ", hiện đã lên tới 175% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.

 

Một bằng chứng cho thấy viễn cảnh rời khỏi Eurozone của Hy Lạp không quá đáng sợ khi lượng tiền chảy khỏi Hy Lạp thấp hơn nhiêu so với những gì người ta lo ngại trước đó.

 

Theo công ty nghiên cứu CrossBorder Capital có trụ sở tại London (Anh), mặc dù tiền gửi tại các ngân hàng trong nước giảm mạnh, song tiền vẫn "ở lại" nền kinh tế này. 

 

Với 20 năm kinh nghiệm theo dõi và nghiên cứu các dòng tiền lưu chuyển, CrossBorder Capital cho hay tình hình dòng vốn tại Hy Lạp trong tháng đầu năm ổn định hơn những gì người ta lo ngại. 

 

Theo thống kê của CrossBorder Capital, khoảng 177 triệu USD (156,2 triệu euro) "chảy" khỏi Hy Lạp trong tháng 1/2015, cao hơn con số 166 triệu USD trong tháng 12/2014, song vẫn là quá nhỏ so với con số khoảng 2,4 tỷ USD rời khỏi nước này hồi tháng 8/2014.

 

Chỉ số thanh khoản của Hy Lạp, theo đánh giá của CrossBorder Capital, đứng ở mức 64,3, cao gấp hơn ba lần so với mức 29 cách đây một năm (ngưỡng trên 50 là tăng). 

 

Trước mắt, Thứ trưởng Tài chính Dimitris Mardas cũng khẳng định Hy Lạp sẽ không có vấn đề về thanh khoản trong vài tháng tới.

 

Trong một diễn biến khác, theo khảo sát của Reuters tiến hành với các nhà kinh tế trong tuần này, "căn bệnh" giảm phát ở Eurozone sẽ kéo dài đến gần hết năm 2015 này, cho dù ECB mới đây đã quyết định mua trái phiếu chính phủ. 

 

Kết quả khảo sát có thể gây thất vọng cho ECB, đặc biệt là sau khi ngân hàng này thông báo về chương trình nới lỏng định lượng (QE) trị giá 60 tỷ euro mỗi tháng bắt đầu từ tháng Ba tới. Đa số các nhà kinh tế tham gia khảo sát, 20 trong tổng số 32, cho rằng chương trình này là không đủ để đưa lạm phát lên mức trần mục tiêu của ECB là 2% từ mức âm 0,6% hiện nay. 

 

Cuộc khảo sát lần này cho thấy giá tiêu dùng có thể tiếp tục giảm so với năm ngoái cho đến quý 4 năm nay, trong khi theo khảo sát tháng trước, các nhà kinh tế dự đoán điều này sẽ chỉ diễn ra từ tháng Một cho đến tháng Ba. Cho cả năm, mức lạm phát trung bình được dự báo là âm 0,2%, so với mức dự báo được đưa ra trong cuộc khảo sát trước là 0,2%. 

 

Nếu những dự đoán được đưa ra trong cuộc khảo sát là đúng thì như vậy Eurozone sẽ trải qua giai đoạn giảm phát dài nhất kể từ khi ra đời năm 1999 và ngược lại với khẳng định của các nhà hoạch định chính sách rằng khu vực này sẽ tránh được giảm phát. Nhà kinh tế Elwin De Groot ở Rabobank cho rằng cần tăng hiệu quả của QE trong sự phối hợp với việc đẩy mạnh chính sách tài khóa và các cải cách cơ cấu. 

 

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone được dự báo có thể đạt trung bình 1,1% trong năm nay và 1,6% trong năm tới, xấp xỉ các mức dự báo trong cuộc khảo sát trước.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)
    Nga chuẩn bị đánh đông bắc, doanh nghiệp Kharkov tháo chạy sang phía Tây (25-04-2024)
    Tính toán 'không đi đâu mà thiệt' của Tổng thống Mỹ Biden trong khoản viện trợ 61 tỷ USD gửi tới Ukraine (25-04-2024)
    Nga đổi chiến thuật, nhắm thẳng vào mục tiêu quan trọng khác của Ukraine? (24-04-2024)
    Tình tiết mới vụ Thứ trưởng Quốc phòng Nga bị bắt (24-04-2024)
    Lực lượng Nga đột kích làng Ocheretyne, phát hiện điều không ngờ (24-04-2024)
    Khí tài Mỹ bị chuyển về Moscow trong đêm, bộ trưởng Ukraine gay gắt (24-04-2024)
    Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo (24-04-2024)
    Nguy cơ xung đột trực tiếp Nga và phương Tây về Ukraine (24-04-2024)
    Ông Trump lên tiếng sau khi Hạ viện Mỹ duyệt viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine (24-04-2024)
    Israel buộc giảm quy mô trả đũa Iran vì áp lực từ Mỹ, Đức, Anh? (23-04-2024)
    Biện pháp độc đáo giúp Nga bắt sống tăng Leopard 2A6 (23-04-2024)
    Triều Tiên tiến hành tập trận mô phỏng phản công hạt nhân (23-04-2024)
    Moskva cảnh báo sẵn sàng dự luật trả đũa nếu phương Tây tịch thu tài sản (23-04-2024)
    Cận cảnh cuộc tập trận chưa từng có của Triều Tiên (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    "Thế bí" của Đức trước vấn đề Ukraine và Hy Lạp (14-02-2015)
    Lãnh tụ tối cao Iran gửi "mật thư" cho TT Mỹ (14-02-2015)
    Ông Putin thắng vì dám đấu sát ván với phương Tây (14-02-2015)
    Hình ảnh "nhí nhảnh" của Obama gây sốt (13-02-2015)
    Nhật Bản cho sử dụng ODA hỗ trợ quân sự (13-02-2015)
    Putin được gì từ lệnh ngừng bắn? (13-02-2015)
    Thêm lý do Hy Lạp ngả về Nga (13-02-2015)
    Đức nổi lên trong khủng hoảng Ukraine, Hy Lạp (12-02-2015)
    Cơ hội cuối cùng cho gói cứu trợ của Hy Lạp (12-02-2015)
    Lãnh đạo 4 nước đánh “đòn cân não” về Ukraine (12-02-2015)
    Vì sao ông Kim Jong Un quyết không thăm Trung Quốc? (12-02-2015)
    Hy Lạp bắn phát súng chống chủ nghĩa thực dân mới (11-02-2015)
    Nga phá thế cô lập bằng ngoại giao (11-02-2015)
    Nga-EU chung mục tiêu, Mỹ một mình một cửa? (11-02-2015)
    Obama gọi điện “dọa dẫm” Putin (11-02-2015)
    Giấc mơ của một lục địa (10-02-2015)
    Merkel: Đức có nhận thức thực tế hơn với Mỹ (10-02-2015)
    Cơ hội cuối cùng cho Ukraina? (10-02-2015)
    Thủ tướng Hi Lạp quyết đối đầu với châu Âu (09-02-2015)
    Nước cờ tiếp theo của Putin? (09-02-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152760202.